Bệnh trĩ
thường không có sự phân biệt tuổi tác .Bệnh trĩ thường xảy ra ở mọi lứa tuổi có thể là người trung niên, người già hoặc người trẻ tuổi .Sau đây là một số thông tin mà người bị tri cần biết.
Không giấu bệnh
Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa rát, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Tuy nhiên vì trĩ nằm ở vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi thăm khám hay tư khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo khi có những dấu hiệu như táo bón, chảy máu, đau, ngứa rát, nứt kẽ hậu môn... trong thời gian dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Bệnh trĩ nên điều trị sớm, việc kéo dài bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, tuy nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày là tác nhân chính dẫn đến căn bệnh khó nói này. Vì vậy để phòng ngừa cũng như giảm trĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể: nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, rượu, bia…
Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ. Người mắc trĩ nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, ngâm nước muối ấm (15 phút/ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng. Người bệnh cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Điều này giúp tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.
Chữa bệnh từ bên trong
Qua các công trình nghiên cứu y khoa, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái suy giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn gây ra tình trạng khó khăn, đau rát, chảy máu khi đại tiện.
Nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian như dùng rau diếp cá, lá bỏng, nhựa đu đủ để làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy… do chúng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó triệu chứng của trĩ có giảm nhưng nhanh tái phát do căn nguyên của bệnh là suy giãn tĩnh mạch chưa được điều trị triệt để. Chưa kể khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ nếu không chú ý hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch, bệnh cũng dễ bị tái phát.
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị và sau phẫu thuật, việc quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn trĩ phát triển cũng như tránh tái phát.
Dùng sản phẩm hỗ trợ giảm trĩ
Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi điều trị hoặc sau khi phẫu thuật, ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại sản phẩm hỗ trợ hồi phục chức năng hậu môn, làm bền hệ tĩnh mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát. Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng tinh chất chiết xuất từ các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch
Tin tức khác
- Bạn mắc bệnh tiểu đường và luôn cảm thấy mệt mỏi? Top thực phẩm giàu protein, hãy ăn nhiều hơn (1188 lượt xem)
- Người mắc bệnh tiểu đường sống trên 80 tuổi thường có 5 đặc điểm (390 lượt xem)
- Những thay đổi sau đây xảy ra nhắc nhở lượng đường trong máu của bạn đã tăng lên (338 lượt xem)
- BÀN CHÂN NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG (759 lượt xem)